3 chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ngày Tết
Ngày Tết cỗ bàn triền miên rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn tiếu hóa. Sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu cho bạn 3 triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà nhiều người thường gặp là đầy hơi, chướng bụng; táo bón; ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp.
3 chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ngày Tết
Ngày Tết cỗ bàn triền miên nếu không biết tiết chế và ăn uống hiệu quả thì rất dễ bị rối loạn tiếu hóa. Sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu cho bạn 3 triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà nhiều người thường gặp là đầy hơi, chướng bụng; táo bón; ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp.
Đầy hơi, chướng bụng
Đây là chứng bệnh nhiều người mắc phải nhất trong dịp Tết, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng nhiều chất đạm và béo, thói quen uống nhiều nước có gas. Chúng khiến các vi khuẩn phân giải thức ăn trong ruột sản xuất ra nhiều khí hơn chất bã, dẫn đến cảm giác đầy bụng, sôi bụng, xì hơi.
Để tránh hiện tượng này, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, tránh nói chuyện trong lúc ăn để giảm thiểu lượng khí hít vào. Nên hạn chế uống bia rượu và các loại nước ngọt. Có thể uống dưới 200ml rượu vang đỏ để kích thích hệ tiêu hoá làm việc.
Táo bón
Táo bón có triệu chứng khá giống đầy bụng, nhưng khiến cơ thể bứt rứt khó chịu hơn. Mỗi lần đại tiện thường đau đớn, hậu môn nứt, chảy máu. Nguyên nhân chính gây ra táo bón chủ yếu do thực đơn thiếu chất xơ, nhiều bánh kẹo, dư nước ngọt có đường. Cùng với đó là chế độ sinh hoạt và ăn uống thất thường, lười vận động của không ít người trẻ.
Nhiều người táo bón khó chịu, chọn phương án cấp tốc là dùng thuốc nhuận tràng. Các loại thuốc này không nên lạm dụng, bởi chúng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợi khuẩn trong ruột. Thay vào đó, nên uống nhiều nước (1,5-2 lít mỗi ngày), ăn thêm rau (25-30g chất xơ mỗi ngày), tăng cường vận động đi lại...
Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp
Ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người khổ sở khi “miệng nôn trôn tháo”. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ nôn nao, đau tức bụng. Nặng sẽ nôn ói kèm tiêu chảy cấp, sốt cao và mất nước, nguy hiểm đến tính mạng. Người bị ngộ độc thực phẩm thường mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nguyên nhân chủ yếu do dị ứng thức ăn, ăn uống mất vệ sinh, môi trường nhiễm bẩn, tái sử dụng thức ăn ôi thiu... khiến cho ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, chất độc xâm nhập vào đường tiêu hoá. Cách tốt nhất để phòng ngừa là ăn chín uống sôi, vệ sinh thực phẩm sạch sẽ và tránh để thức ăn hư hỏng.
Khi có dấu hiệu tiêu chảy, nên bù nước bằng dung dịch điện giải hoặc cháo muối, để ngăn cơ thể mất nước quá nhiều, gây mệt mỏi và yếu.
Nên ăn như thế nào để không bị rối loạn tiêu hóa
-Hạn chế nước ngọt có gas, cà phê, kẹo bánh, thực phẩm nhiều đường.
-Ăn đúng bữa, nhai kỹ.
-Ăn chín uống sôi. Ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
-Rửa tay trước khi ăn. Khi ăn nên nhai kỹ.
>>> Xem thêm: Học cách ăn uống thông minh trong dịp Tết
(Nguồn: Báo Nghệ An)