24h đầu sau sinh mẹ nên chăm bé như thế nào là đúng?
24h đầu tiên sau khi bé chào đời là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng và ý nghĩa đối với những người lần đầu tiên làm mẹ. Tuy nhiên kể cả với những người đã từng sinh con thì việc chăm sóc bé đúng cách sau khi sinh cũng không hề dễ dàng.
24h đầu sau sinh mẹ nên chăm bé như thế nào là đúng?
1. Cho bé bú sữa đúng cách và đủ lượng
Lúc mới chào đời, dạ dày của bé vốn vẫn còn rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 - 90ml sữa trong mỗi lần bú mẹ. Bởi vậy, trong 24h đầu tiên của bé, mẹ nên cho bé bú với khoảng cách từ 2 - 3 tiếng một lần và lượng sữa mỗi lần sẽ tùy theo thể trạng của từng bé.
Một lưu ý quan trọng khác trong 24h đầu tiên khi bé chào đời mà mẹ cần biết đó chính là dấu hiệu khi bé đói. Khi đói, bé thường khóc to, một số bé thì sẽ mút tay, chép môi liên tục và quay đầu thường xuyên theo phản xạ để tìm ti mẹ.
Trong vài ngày đầu sau khi chào đời, bé thường sẽ có hiện tượng bị giảm 7% trọng lượng của cơ thể so với lúc mới sinh. Đây là một điều hoàn toàn bình thường do bé thải phân su chính là chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé còn ở trong tử cung của mẹ. Bởi vậy, mẹ không nên vì thấy con giảm cân mà lo lắng, ép bé bú nhiều hơn khả năng của bé.Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho bé vừa nằm ngủ vừa bú vì tư thế đó sẽ rất nguy hiểm do bé sẽ có nguy cơ bị sặc sữa lên mũi. Mỗi lần sau khi bú, bé cũng cần được ợ hơi để bụng không bị khó chịu. Mẹ hãy giúp bé bằng cách bế bé tựa lên vai rồi lấy tay đỡ lấy mông của bé còn tay kia vỗ nhẹ nhàng lên lưng. Một biểu hiện bình thường khác của bé ở khoảng thời gian 24h sau sinh chính là bị nấc nên mẹ không cần quá lo lắng.
2. Thói quen vệ sinh của bé
Bé trong thời kỳ bú sữa mẹ hoàn toàn có thể cần thay từ 5 -6 chiếc tã mỗi ngày. Đối với những bé bú sữa công thức thì số lượng tã mà bé sử dụng còn có thể nhiều hơn.
Trong vòng 24h đầu sau khi sinh, bé sẽ đi tiêu ra phân su. Phân su của bé sơ sinh thường có kết cấu và màu sắc đặc thù: đặc, sẫm màu hoặc ngả vàng. Nếu mẹ phát hiện trong phân của bé có chứa chất nhầy trắng hoặc xuất hiện sọc/đốm đỏ cần báo ngay cho bác sĩ để tiến hành kiểm tra vì đây chính là những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp phải những vấn đề về hệ tiêu hóa.
3. Bé thường xuyên quấy khóc
Sự thật là bất kì bé nào cũng sẽ mắc tình trạng quấy khóc nhưng mức độ và thời lượng sẽ có sự khác nhau và thay đổi đối với từng bé và ở từng giai đoạn phát triển của bé.
Trong những ngày đầu tiên, bé sẽ thường yên lặng và ngủ rất nhiều. Tuy nhiên đến khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, việc quấy khóc của bé sẽ bắt đầu kéo dài ra cho đến khi bé được 6 - 8 tuần tuổi rồi sau đó giảm dần.
Mẹ đừng nên quá lo lắng vì dần dần mẹ sẽ làm quen được với điều đó và sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân khiến bé quấy khóc như: ướt tã, bé đói bụng, mệt, cảm thấy khó chịu.. Đối với bé sơ sinh, mẹ hay ngay lập tức vỗ về, ôm ấp và đáp ứng nhu cầu của bé ngay khi bé khóc.4. Giấc ngủ của bé
Bé sơ sinh khi mới chào đời thường ngủ rất nhiều, từ 16 - 18h/ngày. Mẹ cần chú ý luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ đồng thời tránh để chăn/màn bung, quần áo hay đồ chơi xung quanh khu vực mà bé đang nằm ngủ. Không bao giờ để bé ngủ một mình ở những nơi cao, không có gờ bảo vệ để tránh nguy cơ bé té ngã khi chưa thể tự lật.
Mẹ cần quan sát và phát hiện kịp thời một số biểu hiện sau để đưa bé đến bác sĩ nhi khoa:
Bé thở gấp, hổn hển, khò khè liên tục
Hơi thở của bé nặng nhọc
Cơ ngực và cổ của bé có sự co rút khác thường.
Hai cánh mũi bé phồng to do bé đang phải cố gắng để hít thờ.
- Ngưng từ 10 - 15s giữa các nhịp thở.