20 cách để cha mẹ hiểu được tâm lý của trẻ
Làm quen với tâm lý của trẻ em thật sự là một công việc khó khăn. Bạn sẽ phát bệnh thật sự khi cố gắng hiểu ý đứa con của mình. Những mẹo sau đây có thể giúp bạn có thể có mối quan hệ tốt với con của mình và hiểu con của mình tốt hơn. 1. Quy tắc đầu tiên là phải biết quan sát: Một trong những cách hay nhất để kiểm soát tâm lý đứa trẻ của bạn là quan sát hành động của trẻ. Đi...
20 cách để cha mẹ hiểu được tâm lý của trẻ
Làm quen với tâm lý của trẻ em thật sự là một công việc khó khăn. Bạn sẽ phát bệnh thật sự khi cố gắng hiểu ý đứa con của mình. Những mẹo sau đây có thể giúp bạn có thể có mối quan hệ tốt với con của mình và hiểu con của mình tốt hơn.
1. Quy tắc đầu tiên là phải biết quan sát: Một trong những cách hay nhất để kiểm soát tâm lý đứa trẻ của bạn là quan sát hành động của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn biết cách trẻ chơi đùa, ăn uống, vẽ, ngủ, giao tiếp với người khác và những thứ tương tự như vậy. Bạn sẽ tìm ra những đặc điểm đồng nhất về bản chất. Hãy quan sát xem liệu rằng đứa trẻ có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi hay trẻ phải mất thời gian để thích ứng. Không phải mọi đứa trẻ đều có đặc điểm giống nhau bởi vì mỗi trẻ đều khác nhau về tính cách. Hãy nhớ rằng đứa trẻ của bạn cũng có một tính cách đặc biệt.
2. Phân biệt rõ vai trò của bạn khi là cha mẹ và khi là một người bạn: Bạn cần phải rạch ròi khi làm cha mẹ và khi là một người bạn bằng cách thiết lập một giới hạn cho riêng bản thân. Bạn cần phải làm một người bạn tốt khi mà bạn muốn khuyến khích con của bạn giao tiếp vui vẻ với bạn. Đừng để “bản năng cha mẹ” chiếm hữu khi mà bạn đang giao tiếp với con. Thay vào đó, hãy đánh giá như một người bạn, không bao giờ đổ lỗi cho con bạn vì bất cứ lỗi lầm nào mà trẻ mắc phải. Điều này thực sự quan trọng bởi khi bạn nghĩ với tư cách là người cha người mẹ, đánh giá của bạn sẽ khác đi và sẽ ngăn đứa trẻ thảo luận thêm về các vấn đề khác với bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn không làm hư trẻ nhưng phải biết cho trẻ hiểu quan điểm của bạn.
3. Dành thời gian với trẻ: Khi bạn dành ít thời gian với trẻ, bạn sẽ không thể có mối quan hệ thân thiết với chúng. Bạn phải dành nhiều thời gian hơn với trẻ và tham gia nhiều hơn vào cuộc sống của chúng, làm quen với bạn của trẻ và những điều tương tự như thế. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy thoải mái khi mà chúng muốn thảo luận với bạn. Trong trường hợp bạn có lịch làm việc dày đặc hay có một cuộc họp quan trọng, hãy dành ra một vài phút, hãy giữ mối liên hệ với trẻ và để trẻ biết rằng bạn luôn ở bên chúng.
4. Dạy trẻ cách chịu trách nhiệm: Đây là công việc khó khăn nhất của bạn khi làm cha mẹ. Là cha mẹ bạn phải dạy cho trẻ nhận ra trách nhiệm của trẻ tại giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp trẻ trong tương lai. Nếu trẻ đổ sữa vào chén mà không làm đổ ra ngoài, hãy khuyến khích hành động của trẻ và khen chúng vì đã có trách nhiệm. Nếu trẻ nhặt đồ chơi vào hộp sau khi chơi xong, điều đó chỉ ra rằng trẻ rất có trách nhiệm. Hãy khuyến khích trẻ bởi vì điều đó sẽ giúp chúng nhận ra trách nhiệm của mình và trở nên độc lập hơn.
5. Lắng nghe trẻ: Trẻ thường mong muốn cha mẹ mình quan tâm và lắng nghe những gì chúng nói. Hãy lắng nghe trẻ mà không phán xét. Hãy thấu hiểu quan điểm và lý lẽ của trẻ. Nếu bạn không đồng ý điều gì đó, hãy thảo luận với trẻ về những lo lắng của bạn. Đừng bị cuốn vào trò chơi đổ lỗi. Hãy ủng hộ và khuyến khích trẻ. Nếu thực sự cần thiết hãy nói với trẻ rằng những gì chúng đã làm là không tốt nhưng bạn vẫn yêu thương chúng.
6. Truyền sự tự tin cho trẻ: Là cha mẹ, bạn là nguồn chính để truyền sự tự tin cho trẻ. Nếu trẻ mới học ngày đầu tại trường, hãy hỏi trẻ về trường học của chúng. Hãy hỏi trẻ đã học được những gì và trẻ có thích giáo viên hay không. Hãy hỏi trẻ về bất kỳ người bạn mới nào mà chúng mới quen. Mặc dù kết bạn ngay lập tức không phải là một việc dễ dàng, bạn vẫn có thể cải thiện sự tự tin của trẻ và chuẩn bị cho trẻ đón nhận ngôi trường mới một cách tốt hơn.
7. Hãy hỏi ý kiến của trẻ về một số quyết định trong gia đình: Trẻ thực sự cảm thấy mình quan trọng nếu có được cơ hội là một phần của việc ra quyết định. Điều này làm trẻ trở nên trách nhiệm hơn và bạn sẽ phải ngạc nhiên trước việc chúng đột nhiên trở nên trưởng thành hơn. Nếu bạn sắp xây một ngôi nhà mới hoặc sắp xếp lại phòng ốc, hãy hỏi ý kiến của trẻ hơn là phán xét những lỗi ở trong đó. Điều này đem lại cho trẻ sự tự tin để trẻ có thể tham gia thảo luận về các quyết định trong những việc nhỏ hơn và lớn hơn. Điều này trong chừng mực nào đó sẽ giúp trẻ ra quyết định tốt hơn khi trưởng thành.
8. Cập nhật về sở thích của con bạn: Ngoài theo dõi sự phát triển của con, bạn cần phải luôn cập nhật về những điều con bạn thích và không thích vì những điều này sẽ có xu hướng thay đổi khi trẻ trưởng thành. Nói chuyện với trẻ để biết được trẻ yêu thích chủ đề nào trên trường học, trò chơi trẻ thích chơi, chương trình tivi yêu thích của trẻ, ngôi sao điện ảnh, âm nhạc v.v... Đưa trẻ đi xem một bộ phim hoặc một trận đấu mà chúng yêu thích. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và trẻ. Cũng chính điều này giúp bạn thấu hiểu con mình một cách tốt hơn.
9. Giữ lời hứa với trẻ: Cũng như bạn dạy con mình không thất hứa, bạn cũng nên như thế! Trước tiên bạn phải chắc chắn rằng bạn giành được tình cảm của trẻ bằng cách giữ lời hứa với chúng. Cho dù đó là một chuyến du lịch biển hay một cuộc tản bộ tới siêu thị, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ giữ lời hứa với trẻ. Điều đó sẽ khuyến khích con bạn luôn sống trung thực.
10. Hãy cho trẻ một chút không gian riêng: Đây là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ tranh cãi. Mọi đứa trẻ đều cần không gian riêng. Không nên xen vào cuộc sống của trẻ và đừng là một bậc cha mẹ cư xử thái quá. Hãy cho phép trẻ được làm việc mà chúng thích, nhưng hãy xem chừng để chắc chắn rằng trẻ không đi quá giới hạn. Bạn nên hướng dẫn để trẻ biết khi nào chúng cần tìm người giúp đỡ.
11. Hỏi những câu hỏi nhỏ: Khi bạn tiếp xúc với trẻ, bạn phải biết thu thập thông tin từ chúng. Điều này giúp bạn hiểu tâm lý con bạn. Nếu bạn có con nhỏ tại nhà, những cuộc đối thoại của trẻ thường sử dụng biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn là nói ra. Khi bạn hỏi trẻ những câu hỏi nhỏ, điều đó làm cho trẻ dễ dàng trả lời và chia sẻ cảm xúc của chúng. Điều này sẽ giúp bạn biết liệu rằng con bạn có đang đối mặt với bất cứ vấn đề gì tại trường học như bị bắt nạt... hoặc các vấn đề khác hay không.
12. Hãy để con bạn được là một đứa trẻ: Con bạn dù gì cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi. Hãy để chúng được là một đứa trẻ. Nếu trẻ phạm lỗi, hãy để chúng học hỏi từ lỗi lầm đó. Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào chúng. Hãy nói với trẻ nhẹ nhàng rằng hãy cẩn thận thay vì cấm đoán trẻ làm việc gì đó.
13. Hãy để trẻ có thời gian để phát triển các kỹ năng xã hội: Một số trẻ có thể rất thân thiện với người lạ trong khi một số khác lại không thấy thoải mái. Một số trẻ phát triển những kỹ năng xã hội ở độ tuổi rất sớm, trong khi một số phải đợi tới một độ tuổi nhất định thì mới phát triển những kỹ năng đó. Bạn có thể khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng xã hội một cách từ từ. Hãy nhớ rằng đừng nên ép buộc trẻ bởi vì rất có thể trẻ tiếp nhận việc đó theo cách tiêu cực.
14. Hiểu nỗi sợ hãi của trẻ: Khi trẻ thấy sợ hãi về một số điều nào đó, đừng cho rằng trẻ nhát gan. Hãy cố gắng chỉ ra vấn đề thực sự đang làm trẻ lo lắng. Hãy giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đào sâu hơn và tìm ra nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi ở trẻ. Thậm chí nếu trẻ không thể biểu lộ được lý do đằng sau nỗi sợ hãi đúng cách, bạn có thể cố gắng đưa ra lý do thực sự bằng cách để trẻ biểu lộ cảm xúc sâu bên trong của mình.
15. Giải thích quan điểm của bạn: Nếu bạn đã ra một quyết định làm trẻ không vui, hãy cho trẻ biết rằng lý do thực sự khiến bạn phải đưa ra quyết định đó. Bằng cách này, bạn đang giúp trẻ trưởng thành trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Thậm chí nếu bạn phải sửa xe để đưa trẻ từ trường về nhà, bạn vẫn có thể nói với chúng rằng bạn lo lắng về sự an toàn của chúng.Thậm chí nếu trẻ không vui với quyết định tại thời điểm đó, chúng sẽ đánh giá cao việc đó khi chúng trưởng thành.
16. Hãy linh động:
Thiết lập một số quy tắc và tuân theo nó là điều rất tốt.
-Bạn phải nhớ rằng không có trường hợp ngoại lệ.
-Bạn có thể nới lỏng một vài quy tắc vào một số trường hợp và chắc chắn rằng con của bạn vẫn vui và biết rằng niềm vui của chúng có ý nghĩa với bạn.
-Quy tắc này có thể áp dụng khi xem một trận đấu về môn thể thao ưa thích của con bạn hay một bộ phim nổi tiếng mà bạn đang xem cùng với trẻ.
17. Thảo luận về sở thích của bạn để tránh gây tranh cãi:
Phương thức chính để hiểu tâm lý của trẻ là tìm ra điểm chung giữa trẻ và bạn. Đó có thể là ẩm thực, âm nhạc, trò chơi, các chủ đề, sở thích hoặc bất cứ thứ gì khác. Hãy thảo luận về sở thích của bạn với trẻ và có kế hoạch làm thế nào để việc đó tiến triển và mang lại niềm vui. Điều này sẽ giúp bạn tránh những tranh cãi nhỏ hoặc xung đột lớn như việc ai sẽ người cầm điều khiển tivi, hoặc nơi mà gia đình bạn sẽ trải qua kỳ nghỉ.
18. Đừng dừng nói chuyện kể cả khi trẻ không lắng nghe:
Là cha mẹ của một đứa trẻ đang lớn, bạn sẽ đồng ý rằng trẻ thường không nghe theo những gì bạn nói với chúng. Mặc dù trẻ có thể tranh cãi với bạn, lời khuyên của bạn vẫn luôn nằm trong trí nhớ của chúng khi chúng trưởng thành. Kể cả khi trẻ không đồng ý với những gì bạn nói, ý nghĩa của lời khuyên vẫn in đậm trong trí nhớ của trẻ. Vì vậy đừng ngừng đưa ra lời khuyên khi điều đó sẽ giúp cho trẻ lớn lên và trưởng thành.
19. Nâng cao lòng tự trọng:
Sự sáng tạo có thể ảnh hưởng tâm lý trẻ một cách tích cực. Là một bậc cha mẹ có trách nhiệm, bạn có thể cố gắng nâng cao sự sáng tạo của trẻ thông qua việc tạo động lực. Hãy treo những tác phẩm nghệ thuật của trẻ trên tường, đóng khung để treo trong phòng khách hoặc đăng lên trang blog của bạn để khuyến khích chúng hơn nữa. Điều này có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và tập trung hơn vào những hoạt động sáng tạo của trẻ.
20. Tạo ra một thói quen khi đi ngủ:
Đừng để cho trẻ chơi game hay xem tivi trước giờ ngủ bởi vì điều này sẽ làm cho trẻ khó ngủ hơn. Hãy tạo ra một môi trường tĩnh lặng trước khi trẻ ngủ bằng cách để đèn ngủ trong phòng của trẻ. Bạn có thể đọc một câu chuyện trước giờ đi ngủ mỗi ngày. Nếu trẻ ngủ đủ, thì đó là cách tốt nhất để phát triển thái độ tích cực.
Dr. Manchala Hrishikesh Giri Prasad (*)
(Nguồn: www.practo.com)