2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Cho rằng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ là vô hại, nhiều cha mẹ dùng dung dịch vệ sinh mũi cho con khá thoải mái. Nhưng thực tế bạn không nên lạm dụng quá 2 lần/ngày và đặc biệt cần lưu ý 2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch này cho trẻ để đảm bảo an toàn.

2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ 2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Cho rằng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ là vô hại, nhiều cha mẹ dùng dung dịch vệ sinh mũi cho con khá thoải mái. Nhưng thực tế bạn không nên lạm dụng quá 2 lần/ngày và đặc biệt cần lưu ý 2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch này cho trẻ để đảm bảo an toàn.

Điều cần lưu ý khi sử dụng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Cách làm mọi người thường thấy là: Người mẹ sử dụng bơm tiêm nước chứa nước muối, há miệng con, hơi ngả đầu về phía trước, sau đó đặt bơm tiêm dưới một lỗ mũi và bơm nước vào đó. Ta sẽ thấy nước muối phun ra từ lỗ mũi bên kia của bé cùng với nhiều nước mũi.

Điều này được gọi là rửa mũi, rất nhiều người thực hiện việc này nhưng không phải ai cũng làm đúng phương pháp. Mọi người nhìn thấy cách làm này trên mạng và bị thuyết phục vì thấy có rất nhiều nước mũi được lấy ra, họ đem về áp dụng phương pháp này cho con mình khá thường xuyên mà không cần tìm hiểu kỹ.

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc sử dụng dung dịch vệ sinh mũi để rửa mũi cho trẻ cũng là một điều tốt nhưng việc này cũng cần làm theo nguyên tắc:

  • Dụng cụ rửa: mọi người thường sử dụng bơm tiêm (xilanh) thông thường nhưng các chuyên gia khuyến khích lựa chọn các dụng cụ chuyên dùng. Bơm tiêm có áp lực xịt mạnh hay đầu nhựa sắc nhọn có thể gây trầy xước mũi của bé. Các dụng cụ rửa mũi chuyên dụng có áp lực chuẩn, được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả sử dụng, nó thường có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
  • Loại dung dịch vệ sinh mũi: không phải loại dung dịch nào cũng phù hợp với việc rửa mũi. Mọi người không nên dùng nước muối tự pha vì nhiều nhược điểm. Nước dùng để pha không được tiệt khuẩn sẽ gây viêm nhiễm, đã có trường hợp bé bị bệnh amip não do dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi bị nhiễm khuẩn. Nếu pha không đúng nồng độ muối cũng không tốt, pha quá nhạt sẽ không đạt hiệu quả, pha quá đậm sẽ làm niêm mạc mũi bé bị bỏng.
  • Bé không thấy thoải mái. Bạn không cần quá lo lắng về việc bé nuốt phải dung dịch rửa hoặc nước mũi trong khi rửa mũi vì dung dịch sẽ rửa sạch họng, giúp bé dễ dàng nuốt xuống và acid dạ dày sẽ làm nhiệm vụ tiêu hóa những thứ này. Tuy nhiên nếu bé căng thẳng, ngọ nguậy nhiều khi rửa có thể khiến bé bị sặc và gây tâm lý sợ hãi. Nếu bé không hợp tác, bạn nên chờ lần sau để thuyết phục bé.
vicare.vn-2-thoi-diem-tuyet-doi-khong-dung-dung-dich-ve-sinh-mui-cho-tre-body-1

2 thời điểm tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Bạn không nên lạm dụng việc rửa mũi quá thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Bạn chỉ nên rửa mũi trẻ khi trẻ bị nghẹt mũi vì mũi cũng có cơ chế tự làm sạch, rửa nhiều sẽ gây khô niêm mạc mũi.

Khi cần cũng chỉ rửa khoảng 2 lần/ ngày, không rửa vào lúc trẻ ăn no hay quấy khóc để tránh trẻ bị sặc. Thực tế đã có nhiều trẻ bị sặc sau khi rửa mũi vì ăn no, uống sữa nhiều, gây tím tái, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Theo một thống kê, có khoảng 95% trẻ em không thấy thoải mái khi được rửa mũi, chúng thường sẽ hét toáng lên hoặc lắc đầu nguầy nguậy. Trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng các cách khác để làm sạch mũi cho trẻ.

  • Dùng bóng hút: Sử dụng ba hoặc bốn giọt dung dịch vệ sinh mũi nhỏ vào mũi để làm loãng lớp chất nhầy. Sau đó, bạn sử dụng bóng hút để hút hết nước mũi ra ngoài, việc này có thể hơi mất thời gian nhưng thực sự có hiệu quả. Bạn cần học cách sử dụng bóng hút để giải quyết được đám chất nhầy trong mũi mà không làm bé khó chịu. Nên sử dụng bóng hút trước khi cho bé ăn và trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn.
  • Máy xông hơi mũi cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi, khiến nó dễ dàng chảy ra ngoài. Tuy nhiên không nên sử dụng phương pháp này quá thường xuyên vì nó có thể làm mũi bé tăng tiết chất nhầy. Dung dịch dùng để xông chỉ nên là nước tinh khiết, nước muối nhỏ mũi, nếu cần dùng một số loại thuốc thì chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.

Cần nhớ rằng nếu mũi bé bị tắc do nghẹt mũi, thì trong đa số trường hợp mũi có khả năng tự làm sạch những chất nhầy này. Vì vậy, nếu bé không thấy quá khó chịu, các bậc cha mẹ cũng không phải căng thẳng nếu chúng không muốn vệ sinh mũi. Quá trình này kéo dài khoảng 1-2 tuần. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi, chảy nước mũi lâu hơn thế, hoặc nước mũi chuyển màu xanh hoặc vàng thì bạn cần cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để loại trừ các viêm nhiễm khác (ví dụ viêm xoang).

(HoiBenh chuyển ngữ từ Webmd)

Xem thêm:

  • Bí quyết "nhỏ mà có võ" giúp mẹ lựa chọn dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ
  • Hướng dẫn cách vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh