17 “thủ phạm” gây răng sâu và 7 cách điều trị hiệu quả tại nhà
Sâu răng xuất phát từ các vết nứt xuất hiện trên bề mặt răng, sau đó tích tụ dần thành các lỗ nhỏ có đốm đen. Axit trong nước bọt quá nhiều kết hợp với vi khuẩn có trong thức ăn sẽ lên men và vị trí vết nứt khó vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu răng hình thành. Nếu bạn không muốn sâu răng “ghé thăm” bạn thì bạn cần học cách ngừa răng sâu.
17 “thủ phạm” gây răng sâu và 7 cách điều trị hiệu quả tại nhà
Răng sâu xuất phát từ các vết nứt xuất hiện trên bề mặt răng, sau đó tích tụ dần thành các lỗ nhỏ có đốm đen. Axit trong nước bọt quá nhiều kết hợp với vi khuẩn có trong thức ăn sẽ lên men và vị trí vết nứt khó vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu răng hình thành. Nếu bạn không muốn sâu răng “ghé thăm” bạn thì bạn cần học cách ngừa răng sâu.
Răng sâu nguyên nhân do đâu và biểu hiện gì?
Các mảng bám hình thành trên men răng tạo nên 1 lớp màng có chứa thức ăn thừa lên men, vô số vi khuẩn, còn gọi là cao răng.
- Các mảng bám này tạo nên lượng axit khiến men răng mềm đi, xói mòn tạo thành các lỗ hổng trên men răng.
- Vi khuẩn cùng axit tác động dần dần lên lỗ hổng. Trong quá trình ăn uống không được vệ sinh cẩn thận chúng sẽ làm lỗ hồng to hơn, sâu hơn.
- Quá trình trên được lặp lại trong 1 thời gian dài sẽ khiến răng bị sâu nặng, có thể mất răng.
Biểu hiện của răng sâu phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sâu của từng người. Thông thường giai đoạn đầu sẽ không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi mức độ nặng hơn. Cụ thể:
- Đau răng một cách đột ngột
- Răng rất nhạy cảm
- Khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt,... thường bị ê buốt, đau nhức
- Các lỗ hổng trên răng xuất hiện
- Các mảng bám màu đen, nâu xuất hiện trên bề mặt răng
- Khi nhai cắn sẽ đau răng
- Hơi thở có mùi hôi.
Đâu là những thủ phạm làm sâu răng?
1. Ăn đá lạnh
Đá lạnh không có đường nhưng không hẳn vô hại. Duy trì thói quen ăn đá lạnh khiến răng bị sứt hoặc tạo các vết nứt trên răng khiến vi khuẩn hoạt động và thức ăn bám dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi nhai đá lạnh, phần mềm bên trong răng bị ảnh hưởng, có thể bị đau buốt răng. Không những quá lạnh mà quá nóng còn gây ra đau buốt đột ngột hoặc âm ỉ trong răng.
2. Không có thói quen đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi các môn thể thao
Đừng chủ quan khi chơi các môn thể thao mà không có dụng vụ bảo vệ hàm, có thể bạn sẽ bị tác động hoặc mất răng khi tham gia chơi. Bạn có thể mua dụng cụ này tại các cửa hàng thể thao hoặc bác sĩ.
3. Trẻ mang đồ uống lên giường
Nếu bạn để trẻ qua đêm với một bình nước ngọt, sữa,... thì răng sẽ “bơi” trong hỗn hợp có đường suốt 1 đêm dài.
4. Xỏ khuyên lưỡi
Xỏ khuyên lưỡi sẽ ảnh hưởng các vết nứt ở răng vì chúng tác động đến nướu răng. Và vi khuẩn hoạt động nhiều ở khoang miệng nên khi xỏ khuyên lưỡi làm tăng nguy cơ kích ứng và nhiễm khuẩn, các mạch máu chính cũng bị làm hại. Do đó, nếu bạn muốn xỏ khuyên lưỡi thì hãy nghe tư vấn bác sĩ trước.
5. Thói quen nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ rất khó kiểm soát, để hạn chế, bạn nên ăn thức ăn mềm, không nên ăn đồ rắn chắc.
6. Viên ngậm ho
Viên ngậm ho có nhiều đường, đường ngấm vào vỏ răng khiến vi khuẩn chuyển hóa thành axit sẽ phá hủy men răng gây sâu răng.
7. Kẹo gôm
Kẹo gôm có đường nên axit tiếp xúc với men răng nhiều giờ liền.
8. Đồ uống có ga
Nước uống có ga có thể chứa 11 muỗng đường và còn chứa photphoric và axit citric rất có hại cho men răng.
9. Giữ thói quen mở vật bằng răng
Răng chỉ có mục đích là nhai thức ăn nhưng bạn đã dùng để mở chai, túi nhựa và tưởng như vô hại nhưng nha sĩ khuyến cáo bạn, việc làm đó có thể khiến răng bị sứt hoặc mẻ. Tốt nhất, bạn nên mang dụng cụ đa năng để mở được nhiều thứ khi cần thiết.
10. Đồ uống thể thao
Thức uống này có chứa nhiều ga nên làm hỏng men răng bởi axit nếu uống trong thời gian dài.
11. Nước ép trái cây
Nước ép hoa quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng giàu đường. Bạn có thể pha thêm nước để giảm nồng độ đường có trong nước ép.
12. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên chứa nhiều tinh bột cũng biến vi khuẩn trên răng thành axit tấn công răng.
13. Thói quen cắn bút
Khi cố gắng tập trung làm việc hoặc học tập, bạn đã bao giờ cắn bút? Điều đó chẳng khác gì bạn đang nhai đá lạnh đâu! Răng của bạn có thể bị sứt hoặc nứt.Nếu bạn muốn nhai một cái gì đó, hãy chọn kẹo cao su không đường. Nó làm tăng tiết nước bọt giúp chắc răng và bảo vệ khỏi axit ăn mòn men răng.
14. Cà phê
Cà phê có màu đen và axit có trong cà phê khiến răng bị vàng. Nếu bạn lo lắng về màu sắc của răng có thể hỏi nha sĩ để loại bỏ các mảng bám.
15. Hút thuốc
Thuốc lá khiến răng bị vàng và rụng răng do mắc các bệnh về nướu răng.
16. Rượu vang trắng
Rượu vang trắng chứa các axit, chúng tạo ra các lỗ ở răng và khiến răng ngả màu.
17. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Khi ăn nhiều thì đồ ngọt là chủ yếu dễ khiến răng sâu. Nếu bạn quá háu ăn, sau đó là nôn mửa thì khi nôn sẽ có nhiều axit phá hủy răng khiến răng giòn, yếu và hôi miệng.
7 cách chữa răng sâu tại nhà hiệu quả
1. Sử dụng gừng và tỏi
Tỏi và gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao, nhất là tỏi chứa kháng sinh allicin giúp chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tỏi còn chứa nhiều glucogen, allin và fitonxit có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng và diệt khuẩn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy tỏi nghiền nát rồi trộn với chút muối, sau đó đắp trực tiếp lên răng sâu. Gừng cũng đem giã nát và đắp thẳng răng bị sâu.
Kiên trì thực hiện một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy giảm đau rõ rệt. Nếu sử dụng lâu dài sẽ điều trị được răng sâu hiệu quả.
2. Chữa răng sâu với dầu oliu và dầu đinh hương
Dầu oliu có chứa các chất giảm viêm, dầu đinh hương có công dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn rất tốt. Bạn thực hiện như sau: Trộn lẫn dầu đinh hương với dầu oliu theo tỷ lệ 2:1, lấy tăm bông thoa lên chỗ răng sâu, thực hiện mỗi ngày 3-4 lần để thấy hiệu quả.
3. Chữa răng sâu với hạt tiêu đen và húng quế
Bạn lấy vài lá húng quế rửa sạch, nghiền nát rồi trộn với hạt tiêu đen. Sau khi trộn xong, bạn đắp hỗn hợp lên khu vực răng sâu để giảm cơn đau nhanh chóng.
4. Bột nghệ - nguyên liệu dễ tìm
Sử dụng bột nghệ cho vào phần răng sâu sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt. Bột nghệ rất lành tính nên sử dụng sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
5. Hoa cúc là vị thuốc Đông y
Hoa Cúc trong Đông y có tác dụng chữa răng sâu. Bạn nên mua hoa cúc vàng ngắt lấy cánh và rửa sạch. Bạn lấy 1 ít nhai trực tiếp, còn lại ngâm với rượu. Ngâm khoảng 7-10 ngày thì bỏ ra súc miệng buổi sáng và tối để diệt khuẩn. Thực hiện đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy giảm thiểu rõ rệt cơn đau và tình trạng răng sâu.
6. Giảm đau nhanh với trà xanh
Mặc dù trà xanh không thể chữa khỏi được răng sâu. Nhưng do có hợp chất nên giúp giảm đau nhanh chóng bằng cách uống nước lá trà xanh mỗi ngày.
7. Lá bạc hà chữa đau răng
Bạc hà có tính mát và gây tê tạm thời nên súc miệng bằng nước lá bạc hà 2-3 phút mỗi lần sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Lặp lại nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả mà không lo biến chứng hay tác dụng phụ.
Lời khuyên nha sĩ để tránh răng sâu
Thay đổi thói quen ăn uống
Ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường và hãy bổ sung nhiều canxi (có trong sữa, sữa chua, phô mai,...).
Đánh răng và thay bàn chải 3 tháng/lần
Nên chọn bàn chải nhỏ, rửa kỹ bàn chải sau mỗi lần đánh răng, không đợi bàn chải bị tòe mới thay mà cứ 3 tháng nên thay 1 chiếc.
Tuân theo chỉ dẫn chăm sóc răng:
- Đánh răng tối thiểu 2 phút 1 lần và 2 lần/ngày.
- Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa lấy sạch sẽ thức ăn giắt sâu vào kẽ răng
- Dùng nước súc miệng : Nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn và loại bỏ vi khuẩn sót lại sau khi đánh răng.
- Lấy cao răng định kỳ: Nên lấy cao răng một năm 1-2 lần.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống răng sâu và sạch vi khuẩn nên bạn có thể súc miệng với dầu dừa 20 phút mỗi ngày.