13 nguyên nhân khiến bạn ho ra máu

Ho ra máu là một vấn đề sức khoẻ làm rất nhiều người lo lắng. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đòi hỏi bạn cần phải được điều trị ngay. Vậy ho ra máu do nguyên nhân gì, cách điều trị như thế nào, cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

13 nguyên nhân khiến bạn ho ra máu 13 nguyên nhân khiến bạn ho ra máu

Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ho ra máu. Các nguyên nhân phải kể đến như sau:

  • Bệnh viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính): đây là nguyên nhân phổ biến nhất, tuy nhiên ho ra máu do viêm phế quản hiếm khi đe dọa tính mạng.
  • Bệnh viêm phổi.
  • Bệnh giãn phế quản.
  • Bệnh ung thư phổi hoặc khối u phổi lành tính.
  • Bệnh lao phổi.
  • Thuyên tắc phổi
  • Suy tim sung huyết, đặc biệt là do hẹp van hai lá.
  • Sử dụng các thuốc chống đông máu để dự phòng hoặc điều trị các bệnh lý tim mạch.
  • Các bệnh lý viêm hoặc tự miễn như bệnh Lupus, bệnh u hạt Wegener, bệnh viêm đa vi động mạch, hội chứng Churg-Strauss cũng như nhiều bệnh lý khác.
  • Dị dạng động mạch và tĩnh mạch phổi.
  • Sử dụng ma tuý Crack cocaine.
  • Chấn thương, đặc biệt là vết thương do đạn bắn hoặc do tai nạn xe cơ giới.
  • Ho ra máu cũng có thể có nguyên nhân không phải từ phổi và đường thở. Chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc nôn ra máu từ dạ dày có thể dẫn đến máu chảy vào trong khí quản và máu sau đó được ho ra.

Tuy nhiên có khá nhiều người bị ho ra máu nhưng không thể xác định rõ nguyên nhân.

vicare.vn-13-nguyen-nhan-khien-ban-ho-ra-mau-body-1

Chẩn đoán ho ra máu bằng những phương pháp nào?

Đối với những người ho ra máu, các phương pháp chẩn đoán tập trung vào việc đánh giá mức độ chảy máu và các bất thường có liên quan đến hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh cũng phải được xác định rõ ràng. Các phương pháp chẩn đoán phải kể đến như:

  • Khai thác tiền sử, bệnh sử và thăm khám thực thể: Bằng cách nói chuyện và thăm khám người bị ho ra máu, bác sĩ có thể thu thập được những gợi ý để giúp xác định nguyên nhân.
  • X-quang ngực: Cận lâm sàng này có thể phát hiện được các cấu trúc bất thường trong lồng ngực, ví dụ như khối u, sự tồn tại của dịch bất thường hoặc các tắc nghẽn trong phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT scan ngực): Bằng cách tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong lồng ngực, chụp cắt lớp vi tính ngực có thể xác định được một số nguyên nhân.
  • Nội soi phế quản: Bác sĩ tiến hành nội soi phế quản với một ống nội soi có camera ở phía đầu ống, ống nội soi được đưa qua đường mũi hoặc đường miệng vào khí quản và đường thở. Sử dụng phương pháp nội soi phế quản này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ho ra máu bằng những hình ảnh trực quan.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Đây là một xét nghiệm về số lượng và đặc điểm của 3 loại tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong trường hợp ho ra máu, bác sĩ thường chú ý nhiều đến tiểu cầu do đây là loại tế bào máu giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Một số nguyên nhân gây ho ra máu cũng dẫn đến bất thường trong xét nghiệm nước tiểu nên bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này cho bạn.
  • Xét nghiệm sinh hoá máu: Xét nghiệm này dùng để đo nồng độ các chất điện giải và đo chức năng thận. Nếu phát hiện các bất thường trong xét nghiệm sinh hoá máu có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc tìm ra nguyên nhân.
  • Xét nghiệm đông máu: Sự thay đổi chức năng đông máu có thể góp phần gây chảy máu và ho ra máu.
vicare.vn-13-nguyen-nhan-khien-ban-ho-ra-mau-body-2
  • Khí máu động mạch: Đây là một xét nghiệm về nồng độ khí oxy và khí carbon dioxide trong máu. Nồng độ oxy có thể thấp ở những người ho ra máu.
  • Đo SpO2 hay đo độ bão hoà oxy trong máu mao mạch: Cũng là một phương pháp để xác định nồng độ oxy trong máu ở những người ho ra máu. Một đầu dò (thường là trên ngón tay) sẽ kiểm tra thông số này.

Phương pháp điều trị

Đối với những người đang ho ra máu, phương pháp điều trị gồm điều trị cầm máu để máu không tiếp tục chảy ra, cũng như điều trị nguyên nhân để ho ra máu không tái diễn. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Làm thuyên tắc động mạch phế quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua chân để đi vào trong động mạch cung cấp máu cho phổi. Bằng cách tiêm thuốc nhuộm và quan sát các động mạch trên màn hình video, bác sĩ có thể xác định được nguồn chảy máu nằm ở đâu. Động mạch ở nguồn chảy máu đó sẽ bị làm thuyên tắc bằng cách sử dụng cuộn dây kim loại hoặc một số chất khác. Tình trạng chảy máu thường sẽ dừng lại và các động mạch khác sẽ làm thay chức năng cho động mạch bị thuyên tắc.

Nội soi phế quản: Các dụng cụ ở đoạn cuối của ống nội soi có thể được sử dụng để điều trị một số nguyên nhân gây ho ra máu. Ví dụ, một quả bóng được bơm căng bên trong đường thở có thể giúp cầm máu.

Phẫu thuật: Ho ra máu nếu nghiêm trọng và đe dọa tính mạng thì có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phổi.

Điều trị nguyên nhân: Điều trị ho ra máu cũng cần phải điều trị nguyên nhân của nó. Các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như sau:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hoặc lao phổi.
  • Hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư phổi.
  • Thuốc steroid để điều trị những bệnh lý viêm hoặc tự miễn.
  • Những người có máu quá loãng, máu không đông được vì sử dụng thuốc chống đông, có thể được chỉ định truyền các chế phẩm máu hoặc các loại thuốc khác để hạn chế mất máu.
vicare.vn-13-nguyen-nhan-khien-ban-ho-ra-mau-body-2

Trong trường hợp nào cần đi gặp bác sĩ?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ra máu là viêm phế quản cấp tính, thường tự khỏi mà không cần điều trị. Những người bị viêm phế quản cấp tính với một lượng máu nhỏ trong chất nhầy dưới 1 tuần, có thể được theo dõi cẩn thận và chờ đợi tình trạng của họ cải thiện theo thời gian.

Ho ra máu cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Máu trong chất nhầy kéo dài hơn 1 tuần.
  • Ho ra nhiều máu hoặc lượng máu ngày càng tăng dần.
  • Đau ngực.
  • Sụt cân.
  • Mồ hôi ướt đẫm vào ban đêm.
  • Sốt cao trên 38,3 độ C.
  • Khó thở với những hoạt động sinh hoạt thông thường.

Những người cần điều trị ho ra máu hầu như luôn được điều trị trong bệnh viện, cho đến khi xác định được nguyên nhân và điều trị nguyên nhân thì ho ra máu mới không còn có khả năng tái diễn nữa.

Xem thêm:

  • Phải làm gì khi ho ra máu, nôn ra thức ăn?
  • Ho ra đờm, máu có phải triệu chứng của ung thư phổi?
  • Ho ra máu có phải bị bệnh lao không?