13 câu hỏi thường gặp về tiêm ngừa vacxin sởi bạn nên biết

Tại sao phải tiêm vacxin sởi? Những tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin sởi là gì? Đó là một trong số rất nhiều những thắc mắc câu hỏi của các bà mẹ về tiêm ngừa vacxin sởi. Để giúp các mẹ hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

13 câu hỏi thường gặp về tiêm ngừa vacxin sởi bạn nên biết 13 câu hỏi thường gặp về tiêm ngừa vacxin sởi bạn nên biết

Tại sao phải tiêm vacxin sởi? Những tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin sởi là gì? Đó là một trong số rất nhiều những thắc mắc câu hỏi của các bà mẹ về tiêm ngừa vacxin sởi. Để giúp các mẹ hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

1. Vacxin sởi là gì ?

Theo thống kê trên thế giới có hàng chục loại vacxin sởi, dưới dạng vacxin đơn hoặc vacxin phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).

Nhưng hầu hết các vacxin được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi. Và vacxin dạng xịt đang được các nhà khoa học nghiên cứu trên thế giới.

Các loại vacxin thường được sản xuất từ các chủng vacxin khác nhau, nhưng đều thuộc tuýp sinh học A. Sau khi tiêm vào người, vacxin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm vi rút sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.

2. Tiêm vacxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

Cũng giống như các vacxin khác, tiêm vacxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.

Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vacxin, loại vacxin, chất lượng vacxin,và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

3. Miễn dịch sau tiêm ngừa vacxin sởi có bền vững suốt đời hay không?

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vacxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

4. Tại sao phải tiêm hai liều vacxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy một điều là nếu tiêm vacxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, thì chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vacxin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch là do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vacxin...

Việc tiêm mũi thứ hai vacxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội tốt nhất để tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vacxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên tới trên 95%.

vicare.vn-13-cau-hoi-thuong-gap-ve-tiem-ngua-vacxin-soi-ban-nen-biet-body-1

5. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vacxin sởi?

Là tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau mũi tiêm thứ nhất vacxin sởi, chưa tiêm vacxin sởi hoặc chưa từng mắc bệnh sởi.

Những đối tượng cần tiêm mũi thứ hai, là tất cả các trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vacxin sởi, hoặc những trường hợp không có đầy đủ giấy tờ chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

6. Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin sởi?

Là những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vacxin sởi trước đây, hoặc có phản ứng với các thành phần của vacxin (gelatin, neomycin).

Không nên tiêm vacxin sởi cho phụ nữ có thai. Những trường hợp sau khi tiêm vacxin mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các vacxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng sau tiêm vacxin.

Không tiêm vacxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc bệnh AIDS, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính vì những trường hợp này khả năng tạo miễn dịch bị suy giảm.

Vacxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng yêu cầu cần phải chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

7. Có thể tiêm vacxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm ngừa vacxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vacxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vacxin khi đủ 9 tháng tuổi và mũi này được tính là mũi thứ nhất.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vacxin sởi cần tiêm càng sớm càng tốt.

8. Có tiêm vacxin khi đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay không?

Những trường hợp bị sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm. Khi khỏi bệnh có thể tiêm được.

vicare.vn-13-cau-hoi-thuong-gap-ve-tiem-ngua-vacxin-soi-ban-nen-biet-body-2

9. Có tiêm vacxin cho các trường hợp bị vẹo vách mũi, bé quá không?

Có thể tiêm ngừa vacxin sởi cho các trường hợp này.

10. Có tiêm vacxin sởi đối với trẻ còn bú sữa mẹ không?

Có thể tiêm vacxin sởi cho trẻ đang bú sữa mẹ.

11. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vacxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra để bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa, để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

12. Tiêm vacxin sởi có thể bị nhiễm vi rút sởi không?

Có, bởi vì vacxin chứa vi rút sởi đã bị làm yếu đi nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, các trường hợp sau tiêm vacxin bị mắc sởi thì triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm vi rút cho người khác nên không cần phải cách ly.

13. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vacxin sởi?

Vacxin sởi được đánh giá là an toàn vì các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vacxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm... Tất cả những tác dụng phụ này sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần cải thiện gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vacxin sởi là rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm, luôn có sẵn thuốc và biện pháp xử trí kịp thời những phản ứng nghiêm trọng này tại các cơ sở y tế.

Trên đây là một số thông tin về vacxin sởi và việc tiêm ngừa vacxin sởi mà chúng tôi đã nêu ra, hy vọng thông qua bài viết này các bậc cha mẹ sẽ biết cách xử lý trong việc tiêm chủng vacxin cho các bé được an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Tiêm vắc xin sởi có gây sốt nhiều không?
  • Tiêm phòng sởi quai bị rubella bao nhiêu tiền?
  • Tiêm sởi quai bị rubella vào khi không biết có thai, có nên bỏ thai không?