12 lý do khiến bạn bị đánh trống ngực, tim đập thình thịch
Nhiều người thường xuyên bị đánh trống ngực nhưng không rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này, đó có phải là dấu hiệu sớm cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề? Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này.
12 lý do khiến bạn bị đánh trống ngực, tim đập thình thịch
Nhiều người thường xuyên bị đánh trống ngực nhưng không rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này, đó có phải là dấu hiệu sớm cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề? Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này.
Thế nào là hiện tượng đánh trống ngực?
Đánh trống ngực (hay còn gọi là hồi hộp) là hiện tượng tim đập nhanh, mạnh, dồn dập, bất thường. Hiện tượng này được mô tả giống như tiếng “thình thịch” rất to trong lồng ngực, tim rung lên và nhịp tim đập mạnh liên hồi.
Tình trạng đánh trống ngực có thể diễn ra theo quy luật (như khi nằm xuống hoặc sau bữa ăn), vào một thời điểm trong ngày (nhất là vào ban đêm) hay bất thường, đột ngột.
Tại sao lại có hiện tượng đánh trống ngực?
Tăng huyết áp
Khi huyết áp cao, cơ tim phải hoạt động gắng sức để co bóp bơm máu qua động mạch khiến nó dễ bị suy yếu. Trống ngực đập liên hồi là một dấu hiệu cho thấy bất thường về nhịp đập của quả tim.
Rối loạn các chất điện giải
Sự thay đổi các chất dẫn truyền điện như kali, calcium và magnesium có thể dẫn tới việc giảm khả năng bơm máu của tim, từ đó làm tình trạng đánh trống ngực xuất hiện. Ngay cả khi bạn tập thể dục quá sức hay thời tiết nóng bức, bị ra nhiều mồ hôi cũng dẫn tới mất chất lỏng và điện giải.
Rối loạn nhịp tim nhanh
Đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất đối với những ai mắc phải căn bệnh này. Người bệnh cảm thấy lồng ngực “rung” nếu chạm vào hoặc bỏ qua một nhịp. Một số người còn thấy tim đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Nhịp tim không ổn định
Bệnh nhân bị tim mạch có nhịp tim không ổn định sẽ luôn có dấu hiệu đánh trống ngực. Đó có thể là hậu quả từ bệnh van tim, viêm cơ tim hay bệnh hẹp động mạch vành. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ngoại tâm thu thất, rung thất, rối loạn thần kinh tim, cơn nhịp nhanh kịch phát, ... Chính vì vậy, chỉ cần một lo lắng nhẹ là người bệnh tim có thể bị kích thích tim đập nhanh.
Suy tim nặng
Suy tim nặng gây tăng áp lực nhiều lên tim, đặc biệt khi nằm xuống, tình trạng đánh trống ngực sẽ trở nên tồi tệ hơn. Triệu chứng đi kèm là khó thở, tăng cân và ứ trệ chất lỏng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện vừa nêu để được chẩn đoán và can thiệp sớm.
Chức năng tuyến giáp bất thường
Cơ thể bạn có thể gặp phải hiện tượng này nếu tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc suy giảm chức năng. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được kê đơn có thuốc kiểm soát vấn đề này nhằm giúp bạn không bị phiền toái.
Thay đổi hormone
Phụ nữ trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và mãn kinh có thể dẫn tới đánh trống ngực. Khi cơ thể thiếu nội tiết tố estrogen có thể là nguyên nhân của nhịp tim nhanh.
Tác dụng phụ của thuốc
Dùng các loại thuốc trong điều trị cao huyết áp, giảm huyết áp, bệnh van tim, thuốc ngủ, chữa cảm lạnh, thuốc kháng histamin chữa bệnh dị ứng, ... có thể gây ra hiện tượng hồi hộp, trống ngực thình thịch ngay cả khi không gắng sức. Bên cạnh đó còn có thuốc trị hen suyễn như albuterol hít, các thuốc thay thế nội tiết tố tuyến giáp, theophylline cũng được xem là thủ phạm.
Phụ nữ trong thai kỳ
Mang thai sẽ khiến cơ thể chị em phụ nữ thay đổi hormone và tim phải hoạt động co bóp nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển, rõ rệt nhất là lúc tim đập mạnh khi nằm. Đây được xem là hiện tượng tạm thời, khi chấm dứt thai kỳ thì triệu chứng này sẽ biến mất. Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, bị thường xuyên và có các biểu hiện khác đi kèm cần thông báo cho bác sĩ nhằm đảm bảo không có ảnh hưởng nào đến mẹ và bé.
Do một số chất kích thích
Nghiên cứu cho thấy caffeine có thể làm tăng hoạt động trao đổi chất và gây tăng nhịp tim của bạn. Một số người uống quá nhiều thức uống có chứa caffein như cà phê, nước tăng lực sẽ thấy trống ngực đánh liên tục, đặc biệt là khi nằm. Ngoài ra, nicotin trong thuốc lá cũng là tác nhân khiến tim bị kích thích.
Căng thẳng
Cảm giác hồi hộp tim đập nhanh còn khởi phát từ tâm trạng căng thẳng do sang chấn tâm lý, lo lắng, bất an làm cho tim đập nhanh hơn bình thường (tăng mức độ adrenaline trong cơ thể)
Một số nguyên nhân khác
- Khó tiêu
- Mất nước
- Thần kinh hoạt động quá mức
- Người lớn tuổi có dư lượng acid trong dạ dày cao
- Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
- Giãn cơ tim
Khi bị đánh trống ngực nên làm gì?
- Để biết chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp, cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Việc chủ quan không khám và tự điều trị tại nhà có thể khiến bệnh nặng thêm.
- Sau khi tìm ra nguyên nhân, bệnh nhân cần thực hiện chữa trị triệu chứng như sử dụng thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế tăng tiết chất Adrenaline và Epinephrine, hội chứng cường giáp, thiếu máu nặng, suy tim,...
- Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành thủ thuật cắt đốt hệ thần kinh tự chủ của tim. Hoặc cắt cơn đánh trống ngực cho người rối loạn nhịp tim bằng cách cắt đốt bằng ống thông nhờ năng lượng sóng có tần số radio.
Thông thường, ở một số trường hợp, hiện tượng này có thể vô hại và tự biến mất sau đó nên không cần phải can thiệp y khoa. Lúc này, các biện pháp được khuyến cáo nên thực hiện để tránh gặp phải đánh trống ngực là:
- Tập yoga, thiền, thể dục dưỡng sinh để cân bằng tâm lý, làm dịu lo lắng, giảm căng thẳng.
- Hạn chế thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thuốc lá, bia rượu,...
- Thận trọng khi sử dụng thuốc ho, thuốc cảm,...
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, giảm các đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh, hạn chế thịt, ăn nhiều cá giàu omega 3, đậu phụ,...
Xem thêm:
- Tim thường xuyên đập nhanh là do đâu?
- 10 lời khuyên không thể bỏ qua cho người mắc bệnh tim