12 loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ

Vacxin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vacxin giúp cơ thể sản sinh kháng thể và miễn nhiễm với một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là danh sách một số loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ.

12 loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ 12 loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ

Vacxin giúp cơ thể sản sinh kháng thể và miễn nhiễm với một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là danh sách một số loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ.

Vacxin là gì?

Vacxin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vacxin chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Các kháng nguyên này tương ứng với các loại bệnh khác nhau, cho phép cơ thể tự làm quen với bệnh mà không xuất hiện triệu chứng nào.

Khi được tiêm, vacxin hoạt động bằng cách giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chuẩn bị cho loại bệnh có kháng nguyên tương tự, như những loại thuốc chủng ngừa có thể gặp trong tương lai. Hệ thống miễn dịch có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên, nhưng quá trình này thường có thể mất vài ngày nếu hệ miễn dịch không quen thuộc với các kháng nguyên xâm nhập. Tiêm vacxin cho trẻ hiện là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Có gì trong vacxin?

Thành phần của vacxin bao gồm kháng nguyên và những thành phần phụ như tá dược và chất bảo quản. Một số dạng kháng nguyên thông thường là:

  • Virus sống, giảm độc lực. Chúng quá yếu để có thể gây bệnh nhưng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Những loại này thường dùng trong vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
  • Virus bất hoạt (đã chết). Virus bất hoạt yếu hơn virus chỉ giảm độc lực nhưng cơ thể vẫn nhận dạng được chúng và tạo đáp ứng miễn dịch để bảo vệ. Các vắc xin thường có loại kháng nguyên này bao gồm vắc xin ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
  • Virus tách chiết. Loại này được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vắc xin điển hình là viêm gan B và HPV.
  • Vi khuẩn tách chiết. Tương tự loại trên, kháng nguyên này lấy từ bộ phận đặc thù của vi khuẩn đã chết. Vắc xin được điều chế theo phương thức này thường là Hib, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Tiêm vacxin cho trẻ em rất quan trọng vì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường dễ bị bệnh hơn bất kỳ độ tuổi nào khác. Nếu trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm.

HoiBenh.vn-12-loai-vacxin-bat-buoc-me-phai-tiem-cho-tre-body-2
Thành phần của vacxin bao gồm kháng nguyên và những thành phần phụ

12 loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ

  • Vacxin DTaP

Đây là dạng vacxin để kháng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Một số vắc xin khác có thể kết hợp tiêm cùng chủng với DtaP như viêm gan B hay bại liệt... nên bạn có thể kết hợp tiêm phòng để giảm số lần

đi tiêm.

  • Vacxin ngăn ngừa thủy đậu

Virus thủy đậu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da và một số biến chứng khác. Bệnh dễ lây lan. Trẻ có thể bị sốt hay phát ban khi tiêm phòng vắc-xin này

  • Vacxin ngừa viêm gan B

Đây là vacxin trẻ cần tiêm sớm nhất sau 24 giờ lọt lòng. Tiêm phòng sớm như vậy nhằm ngăn chặn sự lây lan virus có thể lây sang bé từ mẹ. Bé có thể gặp phản ứng phụ như sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm.

  • Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Hib là một loại vi khuẩn gây viêm màng não và gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi rất phổ biến. Bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt và tấy đỏ hay sưng ở chỗ tiêm.

  • Vacxin MMR

Đây là loại vacxin giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella. Vacxin MMR có thể tiêm được cùng lúc với vacxin ngừa bệnh thủy đậu

  • Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt là một trong những chứng bệnh nguy hiểm và có hệ lụy lâu dài cho trẻ. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng vacxin này mũi thứ nhất vào một trong các thời điểm: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi.

  • Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm cần được tiêm phòng hàng năm trước mùa dịch để trẻ tránh nhiễm bệnh. Chỗ tiêm có thể sẽ hơi đau nhức và sốt nhẹ khi trẻ tiêm phòng. Nếu trẻ dị ứng trứng thì bé cũng có thể dị ứng với vacxin cúm, không nên tiêm phòng.

  • Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)

Đây là virus tác động lên đường ruột khiến trẻ bị triệu chứng tiêu chảy cấp và nôn ói. Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn do phản ứng của thuốc.

  • Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV 13)

PCV 13 hay thường được gọi là prevnar 13 giúp cơ thể chống lại các loại virus gây nên các bệnh chứng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu...Sau khi tiêm trẻ có thể bị sưng tấy chỗ tiêm, sốt và buồn ngủ.

  • Vacxin phòng ngừa viêm gan A

Viêm gan A khiến trẻ bị sốt, vàng da và không muốn ăn uống, mệt mỏi. Thường nhiễm virus viêm gan A là do ăn uống không hợp vệ sinh. Các phản ứng xuất hiện sau tiêm có thể là: đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và bị đau ở vết tiêm.

  • Human papillomavirus (HPV) – Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Đây là vacxin dành riêng cho bé gái. Trẻ trên 6 tháng có thể tiêm phòng HPV. Tuy nhiên, tốt nhất nên tiêm cho trẻ từ 9-26 tuổi.

  • Vacxin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vi khuẩn viêm màng não có thể lây nhiễm ở màng quanh não, tủy sống và gây nguy hiểm cho bé. Thường vết tiêm chỉ đau nhức sau khi tiêm.

HoiBenh.vn-12-loai-vacxin-bat-buoc-me-phai-tiem-cho-tre-body-3
12 loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng giai đoạn

Cần lưu ý những loại vacxin bắt buộc mẹ phải tiêm cho trẻ và đưa con đến các trung tâm y tế để tiêm ngừa theo lịch tiêm phòng. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ khi sinh đến năm 15 tuổi bao gồm:

  • 8 tuần đầu
    • Vacxin viêm gan B: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
    • Vacxin BCG phòng bệnh lao: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 1 tháng đầu sau sinh)
    • Vacxin 6 trong 1
    • Vacxin phòng phế cầu khuẩn
    • Vacxin Rotavirus
    • Vacxin Men-B
  • 12 tuần
    • Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 2
    • Vacxin Rotavirus liều thứ 2
  • 16 tuần:
    • Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 3
    • Vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn
    • Vacxin Men-B
  • 1 tuổi:
    • Vacxin MMR
    • Vacxin Hib/Men C
    • Vacxin ngừa phế cầu khuẩn
    • Vacxin Men B
  • Từ 2–8 tuổi:
    • Vacxin cúm hàng năm cho trẻ em
  • 3 tuổi 4 tháng:
    • Vacxin 4 trong 1 được tiêm trước khi trẻ đi học
    • Vacxin MMR
  • Từ 12–13 tuổi:
    • Vacxin HPV
  • 14 tuổi:
    • Vacxin 3 trong 1
    • Vacxin MenACWY

Khi nào trẻ không nên được tiêm ngừa?

HoiBenh.vn-12-loai-vacxin-bat-buoc-me-phai-tiem-cho-tre-body-4
Không phải tất cả trẻ em đều có thể tiêm ngừa vacxin

Không phải tất cả trẻ em đều có thể tiêm ngừa vacxin. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm ngừa:

  • Con bạn bị dị ứng với vắc xin đã được tiêm trước đó.
  • Nếu mắc phải các bệnh về thần kinh nghiêm trọng, trẻ không nên được tiêm các loại vắc xin như ho gà, bại liệt, uốn ván.
  • Con bạn có vấn đề về hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những trẻ bị suy nhược hệ miễn dịch do uống thuốc hoặc do mắc phải một số dạng bệnh lý nhất định không nên tiêm vắc xin có chứa virus sống (ví dụ như virus thủy đậu, bại liệt hoặc sởi). Nếu được đưa vào cơ thể, vắc xin có virus sống sẽ lập tức gây bệnh ngay nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Con bạn bị dị ứng với trứng. Những trẻ bị dị ứng nặng với trứng không nên tiêm vắc xin ngừa cúm. Nhưng bé vẫn có thể tiêm chủng ngừa các loại vắc xin phòng bệnh khác. Vắc xin ngừa sởi và quai bị được phát triển từ bên trong tế bào gà song protein trong trứng đã được tách ra khỏi vắc xin. Con bạn không cần phải kiểm tra xem có bị dị ứng với trứng hay không khi tiêm các loại vắc xin này.
  • Con bạn từng bị đau nhức, tấy đỏ hoặc bị sưng tại vùng được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
  • Con bạn bị sốt thấp hơn 40.5°C sau khi được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
  • Con bạn bị bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy mà không có dấu hiệu sốt.
  • Con bạn đang hồi phục sau khi bị mắc các dạng bệnh lý nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy.
  • Con bạn có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm gần đây.
  • Con bạn đang dùng thuốc kháng sinh.
  • Con bạn còn nhỏ, chưa đủ tuổi.
  • Con bạn còn đang bú sữa mẹ.
  • Con bạn bị dị ứng (ngoại trừ dị ứng với trứng).
  • Gia đình bạn có tiền sử bị mắc động kinh hay đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Xem thêm:

  • Tiêm vacxin gì cho bé trong 24 giờ đầu?
  • Các loại vacxin cần tiêm cho trẻ - Bố mẹ nên ghi nhớ
  • Lịch tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ em