10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ em

Thời tiết lạnh, khô, trẻ rất dễ bị cảm cúm. Các mẹ luôn phải chú ý bảo vệ bé bằng những bài thuốc dân gian hay với nhiều loại thuốc nhằm giúp trẻ phòng ngừa bệnh cảm cúm. Sau đây, HoiBenh sẽ dành 10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ vừa dễ làm lại hiệu quả và an toàn cho trẻ.

10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ em 10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ em

Thời tiết lạnh, khô, trẻ rất dễ bị cảm cúm. Các mẹ luôn phải chú ý bảo vệ bé bằng những bài thuốc dân gian hay với nhiều loại thuốc nhằm giúp trẻ phòng ngừa bệnh cảm cúm. Sau đây, HoiBenh sẽ dành 10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ vừa dễ làm lại hiệu quả và an toàn cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây cảm cúm trẻ nhỏ

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp trên, bệnh thường do virus gây ra. Thông thường trẻ thường tái mắc cảm cúm 6-10 lần trong năm. Số lần mắc bệnh tăng lên gặp ở trẻ có sức đề kháng yếu. Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus, có khoảng hơn 100 virus có thể gây cảm cúm.

Hệ miễn dịch có vai trò to lớn trong việc giúp trẻ đẩy lùi cảm cúm, khi trẻ có nhiễm một virus gây cảm cúm, thường hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và trở nên miễn dịch với virus cụ thể đó. Nhưng do virus cúm biến đổi liên tục, bé vẫn có thể mắc cảm cúm nhiều lần trong năm. Thông thường, virus cảm cúm sẽ vào cơ thể trẻ qua miệng hay mũi và gây bệnh cảm cúm ở cơ thể trẻ.

vicare.vn-10-loi-khuyen-cho-viec-dieu-tri-cam-cum-o-tre-em-body-1

2. Các triệu chứng của bệnh

- Tắc mũi, chảy nước mũi.

- Ban đầu có thể là nước mũi trong nhưng sau có thể trở nên đặc hơn, có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh

- Bên cạnh đó, trẻ có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, hắt hơi, ho, kém ăn, khó ngủ. Nếu không có biến chứng, trẻ thường hết bệnh sau 7-10 ngày.

3. Biến chứng bệnh cảm cúm ở trẻ em

- Viêm tai giữa

- Viêm xoang

- Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm họng, viêm phổi, viêm khí phế quản.

4. 10 lời khuyên cho việc điều trị cảm cúm ở trẻ em

Điều trị sốt

Bệnh cảm cúm ở trẻ thường có biểu hiện đặc trưng là sốt. Sốt là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang chống lại sự nhiễm trùng của chính bản thân mình. Nếu sốt cao trên 37,8 độ C và trẻ có đau nhức, có thể dùng acetaminophen (Paracetamol) hay ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt quá cao 39 độ C thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị, phòng tránh những biến chứng không đáng có cho trẻ.

Tránh mất nước

Nước là rất cần thiết cho cơ thể con người, thông thường bạn sẽ phải uống ít nhất 1 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể tốt nhất. Đối với người bị bệnh thì việc giữ nước là đặc biệt quan trọng. Khi trẻ bị cảm cúm sẽ mất nước rất nhạnh, vì vậy mẹ cần bổ sung nước cho cơ thể bé thường xuyên, có thể là sữa, nước hoa quả,.. vừa cung cấp nước vừa cung cấp viatmin cho trẻ nhanh khỏi bệnh.

vicare.vn-10-loi-khuyen-cho-viec-dieu-tri-cam-cum-o-tre-em-body-2

Chống nghẹt mũi

Nếu trẻ bị nghẹt mũi và khó thở, một trong những biện pháp khắc phục tự nhiên là dùng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé. Thuốc nhỏ mũi giúp rửa sạch mũi và phục hồi bệnh cảm cúm nhanh hơn. Nhưng lưu ý các bậc phụ huynh không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ quá nhiều sẽ gây phản tác dụng cho trẻ.

Giữ tay sạch sẽ

Dạy cho trẻ em vệ sinh chân tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn. Thói quen này có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giữ chúng khỏe mạnh. Vệ sinh tay bằng hoạt chất có chứa ít nhất 60% cồn cũng có thể là một cách dễ dàng hơn để bảo vệ bàn tay của trẻ.

Đừng bỏ qua những cơn ho nghiêm trọng

Nếu trẻ bị cảm cúm kèm theo triệu chứng ho mà đã bị ho hơn một tuần, hãy đi gặp bác sĩ ngay để được chỉ định phương pháp điều trị cho trẻ.

Một cơn ho dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn. Và ho nghiêm trọng, ho nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phế quản, bệnh về phổi,... Chính vì vậy, khi thấy con bạn bị ho thì mẹ nên cho con đi khám và dùng thuốc chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Tạo độ ẩm

Hơi ẩm lạnh dạng sương mù có thể hữu ích bởi vì sương mù có thể nới lỏng bất kỳ ùn tắc và giúp con bạn thở tốt hơn.

Bất kể máy tạo độ ẩm mà bạn mua, hãy làm sạch và khử trùng ít nhất mỗi vài ngày. Làm sạch không đúng cách (hoặc không làm gì) có thể cho phép nấm mốc và vi khuẩn phát triển bên trong.

Dùng lá kinh giới trị cảm

Lá kinh giới hấp có thể dùng cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên để trị cảm cúm cho bé. Dùng 3-5 lá kinh giới với đường phèn hoặc mẹ có thể thay thế đường phèn bằng mật ong nguyên chất khi bé đã đủ 12 tháng tuổi. Lá kinh giới sau khi đem hấp với đường phèn, pha thêm chút nước ấm rồi cho bé uống mỗi ngày để trị cảm cúm cho trẻ.

Để cho trẻ nghỉ ngơi

Khi trẻ bị bệnh, chắc chắn rằng trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, vì vậy để giúp trẻ khỏe mạnh, mẹ nên cho trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ mỗi đêm.

Trẻ em cần ít nhất 8 đến 12 tiếng để ngủ mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt hơn, có thể đẩy lùi được nhiều bệnh tật. Nếu con của bạn đã bị bệnh, trẻ cần ngủ nhiều hơn bình thường.

vicare.vn-10-loi-khuyen-cho-viec-dieu-tri-cam-cum-o-tre-em-body-3

Dùng thuốc kháng sinh một cách thông minh

Kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên bệnh cảm cúm không có thể được điều trị bằng kháng sinh vì cảm cúm do virus gây ra. Kháng sinh không có bất kỳ ảnh hưởng đến cảm cúm và không phải là một phương pháp điều trị hữu ích dành cho trẻ bị cảm cúm. Thêm vào đó, sử dụng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra miễn dịch đối với thuốc và sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, vì vậy mẹ cần chú ý không nên tùy tiện dùng thuốc cho trẻ để điều trị bệnh.

Bỏ qua các lọ xi-rô ho

Đừng lo lắng về ho ban ngày của một đứa trẻ, vì nó có thể giúp giải phóng đờm và giảm ùn tắc. Ho thường tự biến mất trong 3-5 ngày. Nếu con bạn ho kèm khó ngủ vào ban đêm, bạn thường dùng phương thuốc ho để giúp trẻ giảm cơn ho. Nhưng hãy nhớ rằng thuốc đó đã không được chỉ định để giúp điều trị ho ở trẻ em và có thể có hại cho cơ thể trẻ mà bạn không biết. Vậy nên, theo APP khuyến cáo, mẹ nên làm tăng dịch và độ ẩm cơ thể cho bé để giảm bớt cơ ho và bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích HoiBenh muốn chia sẻ tới các mẹ, hi vọng các bạn đã biết cách bảo vệ bé tránh khỏi bệnh cảm cúm và chăm sóc bé một cách tốt nhất, đặc biệt là vào thời tiết hanh khô như hiện nay. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu, bệnh nặng hơn thì hãy liên hệ bác sĩ để trao đổi cụ thể và có phương pháp điều trị cho trẻ chính xác nhất.