10 căn bệnh sau có thể gây đau hông trái

Triệu chứng đau hông trái khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế thường bắt gặp ở nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông trái, trong đó đa phần là từ các bệnh lý. Vậy đau hông trái là biểu hiện của bệnh nào, mời bạn đọc cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

10 căn bệnh sau có thể gây đau hông trái 10 căn bệnh sau có thể gây đau hông trái

Triệu chứng đau hông trái khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế thường bắt gặp ở nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông trái, trong đó đa phần là từ các bệnh lý. Vậy đau hông trái là biểu hiện của bệnh nào, mời bạn đọc cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đau hông trái là gì?

Đau hông trái là cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí hông bên trái. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, một số trường hợp đau kéo dài liên tục và dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, chán nản, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và vận động. Hiện tượng còn khiến cho người bệnh bị đau lan ra cả phần xương sườn, xương chậu. Đau hông trái có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đau hông trái có thể là bệnh gì?

Trật khớp

Một trong những nguyên nhân gây đau hông trái là do bị trật khớp, cơn đau khá dữ dội và khi bạn cử động sẽ càng đau đớn hơn. Tuy nhiên, trật khớp sẽ sớm hồi phục trở lại, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu tình trạng đau khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Viêm xương khớp

Triệu chứng viêm xương khớp ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào vị trí viêm. Nhưng khi viêm ở mô trong và xung quanh khớp hông sẽ gây đau tại vị trí này. Có thể đau hông trái và cả bên phải, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Đâu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau hông kéo dài.

Viêm đại tràng

Khi cơn đau hông trái kèm theo đau bụng, tiêu chảy, đi vệ sinh ra máu... thì rất có thể chính là dấu hiệu của viêm đại tràng. Vì khu vực bụng bên trái chính là vị trí của đại tràng.

Tắc ruột

Đau hông trái có thể là do người bệnh bị tắc ruột, thức ăn đi qua ruột non không thể tiêu hóa kịp gây cảm giác vô cùng đau nhức.

Rối loạn tử cung

Rối loạn tử cung cũng là một bệnh lý gây ra triệu chứng đau hông trái, do có khả năng liên quan đến hông và buồng trứng. Bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ những vị trí đốt sống tủy ngực, chạy dọc theo xương sườn tới điểm mông. Khi dây thần kinh này bị tổn thương cũng gây ra cơn đau hông trái. Ngoài ra, dây thần kinh bị chèn ép bởi các đốt sống xung quanh cũng gây ra triệu chứng này.

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây dài nhất trong cơ thể, nó chạy dọc 2 bên hông kéo dài xuống đến chân. Tổn thương dây thần kinh tọa được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn đau hông trái. Các đốt sống chèn vào rễ dây thần kinh gây va đập, chèn ép trong khi cử động.

Đau lan từ vùng lưng

Đau lưng rất phổ biến, đau ở thắt lưng lâu ngày có thể lan sang những vùng xung quanh. Đau lưng do bị tổn thương hoặc bị chèn ép có xu hướng chạy lan, dẫn tới những cơn đau hông trái dữ dội bất cứ lúc nào.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-dau-hong-trai-thuong-gap-body-1

Sỏi thận

Đau hông trái còn có thể gặp trong bệnh lý sỏi thận. Bệnh nhân sỏi thận thường cảm thấy đau tức ở vị trí mạn sườn bên trái hoặc đau hông bên trái, cơn đau xuyên ra sau lưng, đau quặn hoặc đau theo từng cơn. Đôi khi đau quá mức khiến người bệnh sẽ chẳng thể làm bất cứ việc gì, càng vận động càng khó chịu, đi lại thì càng đau hơn, nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm và hết.

Khi bị sỏi thận, ngoài những biểu hiện đau còn kèm triệu chứng tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Khi có những triệu chứng trên, nghi ngờ sỏi thận rất cao, người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời, siêu âm niệu quản, siêu âm thận, chụp X-quang thận để xác định chắc chắn hơn.

Hội chứng thắt lưng hông

Đau hông trái còn là một triệu chứng do hội chứng thắt lưng hông gây ra. Cơn đau thường đi từ cột sống, lan xuống qua mông rồi lan xuống phía sau đùi. Bệnh nhân đi lại cực kì khó khăn, khó hoặc không thể ngồi xổm được. Ấn vào vị trí giữa vùng hông thì phía sau sẽ cảm thấy đau. Hội chứng này thường liên quan nhiều tới đau dây thần kinh hông to nằm phía sau hông, do đó cần phải đi khám chuyên khoa thần kinh và thực hiện Xquang cột sống.

Các nguyên nhân khác

  • Tập thể dục quá độ gây căng cơ.
  • Lao động hoặc làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng quá sức với tư thế không đúng.
  • Ngồi trong khoảng thời gian dài, không đi lại, không thay đổi tư thế ngồi.
  • Nằm ngủ sai tư thế hoặc nằm trên vật cứng làm cho các dây thần kinh, mạch máu ở vùng mông trái bị chèn ép.
  • Té ngã, va đập hoặc chấn thương trực tiếp ở hông trái
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-dau-hong-trai-thuong-gap-body-2

Giải pháp cho tình trạng đau hông trái

  • Khi bị đau hông trái tốt nhất nên nghỉ ngơi, thư giãn, nằm nghiêng người về bên trái và nằm thẳng người.
  • Làm việc đúng tư thế. Với dân văn phòng có đặc thù làm việc thời gian dài với máy tính, bạn cần ngồi đúng tư thế. Đối với học sinh sinh viên cũng hết sức lưu ý tư thế ngồi học.
  • Chế độ dinh dưỡng, ăn uống các thực phẩm nhiều canxi, vitamin... để tăng cường sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, các bài tập vật lí trị liệu cũng rất hiệu quả khi bị đau hông trái.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu, bia, các chất có cồn, có gas...để giữ gìn sức khỏe.
  • Bị đau hông trái không nên đi chân đất, hãy sử dụng đôi dép vừa vặn êm ái để hỗ trợ giúp quá trình di chuyển, tránh giày dép quá cao sẽ gây đua nặng hơn.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Không nên chủ quan về tình trạng đau hông trái. Việc đau hông trái có thể sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cơn đau chỉ diễn ra tạm thời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi đau hông trái diễn thường xuyên và mức độ nặng dần, thời gian đau kéo dài thì có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó. Nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện thêm một trong các triệu chứng sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và đi vệ sinh ra máu.
  • Sốt cao, ớn lạnh, run cầm cập, cơ thể không còn chút sức lực.
  • Đau hông trái kéo dài, mức độ nặng dần dù không kèm triệu chứng nào khác. Thường xuyên khát nước nhưng không đổ mồ hôi
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi

Xem thêm:

  • Đau bụng dưới bên trái gần háng có nguy hiểm không?
  • Giải đáp thắc mắc đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?